Măng le ở Kon Tum đã trở thành đặc sản của vùng, vừa ngon vừa mềm từ ngọn đến gốc vừa giòn mà màu sắc lại bắt mắt nên ai đã được thưởng thức qua một lần đều lưu luyến mãi. Cũng chính thế mà măng chua của Hộ kinh doanh Cao Thị Khuyên được rất nhiều khách hàng ưa thích. Để làm nên một lọ măng chua nguyên liệu bán cho khách, chị Cao Thị Khuyên phải thực hiện toàn bộ công đoạn bằng đôi bàn tay khéo léo và chất phác. Nhìn chung, quá trình không cầu kì nhưng cũng chẳng hề đơn giản. Các công đoạn làm măng chua nguyên liệu đều làm thủ công, từ khâu thu hái đến chẻ măng rồi ngâm chua. Để tạo ra sản phẩm măng chua nguyên liệu ngon đúng chất lượng thì sau khi chị thu hái măng tươi từ rừng về.
Măng chua Kon Tum hiện nay không còn giới hạn cho những người dân trong vùng nữa. Từ lâu những hộp măng chua ớt cay, măng chua nguyên liệu,.. đều trở thành những món quà quê đặc sản chứa chan tình cảm của vùng núi rừng Kon Tum từ những người dân Kon Tum gửi cho gia đình, bạn bè mọi nơi hay những người miền xuôi lên đây công tác.
Cứ thời điểm vào độ cuối tháng 7 đến tháng 9 hằng năm – đây là thời điểm từ các thân cây le già trên các triền núi lại nhú lên những chồi măng đầy sức sống. Có lẽ nhờ vào đặc thù thổ nhưỡng và khí hậu của vùng đất Kon Tum mà măng le ở các vùng đồi núi Kon Tum đã từ lâu trở nên nổi tiếng đến nhiều người. Măng le ở trên vùng đất này không chỉ mọc nhiều mà chất lượng cũng được đánh giá rất cao.
Với người dân Kon Tum, mỗi mùa mưa về trong các bữa cơm gia đình không bao giờ thiếu được các món ăn từ măng le. Măng le chính là món quà mà rừng ban tặng cho những người suốt cả cuộc đời gắn bó với núi với rừng. Những búp măng non tơ, trắng nõn ấy có thể chế biến thành bao nhiêu là món ăn ngon. Đặc biệt, để giữ hương vị của măng và để ăn được lâu, người dân đã chế biến ra những món như: măng chua ớt cay, măng chua nguyên liệu hay măng khô,.. có thể sử dụng được trong vài tháng.